tư duy phản biện

Tư duy phản biện là kỹ năng cần thiết cho học sinh trong thời thời đại hội nhập

26/04/2024

Tư Duy Phản Biện Critical Thinking Là Gì? 

Tư duy phản biện (Critical Thinking) là quá trình tư duy phân tích đưa ra những đánh giá hợp lý, lập luận logic và được cân nhắc kỹ lưỡng thông qua khả năng đặt những câu hỏi như tại sao, làm thế nào, bằng cách gì, như thế nào,... về những gì được đọc, nghe, nói hoặc viết.

tư duy phản biện

Tư duy phản biện được xây dựng dựa trên những lý tưởng trí tuệ phổ quát, bao gồm: sự rõ ràng, đúng đắn, chính xác, nhất quán, phù hợp, bằng chứng vững chắc, lập luận xuất sắc, sâu sắc và công bằng. Điều này đòi hỏi phải xem xét lại những yếu tố tư duy tiềm ẩn trong mọi lập luận: vấn đề, mục đích, giả định, hậu quả và ý nghĩa, hệ quy chiếu,...

Tư duy phản biện rất hữu ích trong nhiều tình huống, bao gồm đánh giá thông tin trên phương tiện truyền thông, tham gia vào cuộc thảo luận và tranh luận xây dựng, đưa ra quyết định thông minh dựa trên thông tin có sẵn và cải thiện khả năng giải quyết vấn đề.

Vai trò của tư duy phản biện trong cuộc sống 

Tư duy phản biện đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay, nó dựa trên cơ sở suy nghĩ cấu trúc vốn có, kết hợp với các tiêu chuẩn logic và trí tuệ nhằm đảm bảo tính khách quan trong quá trình quyết định.

  • Tư duy phản biện là một kỹ năng tư duy tổng hợp chung giúp bạn rèn luyện khả năng suy nghĩ, giải quyết vấn đề một cách có hệ thống và bài bản được ứng dụng vào mọi ngành nghề, lĩnh vực nhằm nâng cao khả năng lập luận đa chiều rõ ràng.
  • Critical Thinking giúp đưa ra ý tưởng mới, đồng thời còn góp phần điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp khi cần thiết.
  • Tư duy phản biện giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ và trình bày giúp bạn tự tin thể hiện trước đám đông, thông qua việc học cách phân tích cấu trúc logic của văn bản, đồng thời phát triển khả năng đọc hiểu, xử lý vấn đề.
  • Tư duy phản biện nuôi dưỡng sự sáng tạo, đưa ra những ý tưởng mới hữu ích và phù hợp với nhiệm vụ đang thực hiện. Từ đó, giúp bạn đánh giá ý tưởng mới, lựa chọn những đề xuất tốt và sửa đổi nếu cần thiết.
  • Ngoài ra, tư duy phản biện còn là nền tảng của khoa học và dân chủ, người dân có thể tự do suy nghĩ chín chắn về các vấn đề xã hội, từ đó người có tư duy phản biện sẽ có phương hướng quản lý đúng đắn, sẵn sàng vượt qua những thành kiến xã hội.

Các cấp độ critical thinking 

Tư duy phản biện được chia thành 6 cấp độ từ cao đến thấp. Ở mỗi một cấp độ sẽ có sự khác nhau và cung cấp cho bạn các kỹ năng cần thiết hơn trong cuộc sống.

Cấp độ 1: The Unreflective Thinker

Ở cấp độ này, chúng ta có thể hiểu rằng tư duy phản biện không hề tồn tại. Một người không phản ánh được suy nghĩ của bản thân, chỉ hành động dựa vào những ý kiến của người khác. Họ bốc đồng, thiếu những kỹ năng quan trọng để phân tích những suy nghĩ của mình.

Những người ở cấp độ này thường không áp dụng những tiêu chuẩn liên quan đến suy nghĩ, chẳng hạn như tính logic, độ chính xác,... Vì vậy mà họ không nhận ra được rằng, còn rất nhiều vấn đề mà bản thân chưa biết.

Cấp độ 2: The Challenged Thinker

Những người ở cấp độ này đã có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của tư duy phản biện, đồng thời nhận ra thiếu sót này của bản thân. Họ cũng có ý thức khắc phục bằng cách đưa ra những suy nghĩ, quan điểm, góc nhìn khách quan, tuy nhiên vẫn còn hời hợt, không thực sự tập trung.

Cũng vì những điều này mà họ có thể ngộ nhận rằng mình thông minh, sâu sắc hơn người khác, khiến việc nỗ lực rèn luyện để tiến lên những cấp độ tiếp theo khá khó khăn.

Cấp độ 3: The Beginning Thinker

Ở cấp độ thứ 3 này, mỗi cá nhân sẽ chủ động kiểm soát những suy nghĩ, hành vi của họ trong các lĩnh vực rộng lớn hơn. Họ hiểu rằng những suy nghĩ của mình có thể có những điểm mù và các hạn chế nên tìm cách khắc phục những vấn đề này.

Bên cạnh đó, những người ở cấp độ này cũng bắt đầu phát triển các tiêu chuẩn bên trong cao hơn về sự rõ ràng, logic, tính chính xác, đồng thời nhận ra vai trò cảm xúc và cái tôi trong tư duy phản biện. Họ bắt đầu có phản ứng nhanh hơn với những lời chỉ trích, phản hồi, đồng thời sử dụng chúng để điều chỉnh hướng suy nghĩ của bản thân.

Cấp độ 4: The Practical Thinker

Một người đạt cấp độ tư duy ở mức này sẽ dễ dàng nhận ra thiếu sót của bản thân và tự phát triển một số kỹ năng cần thiết để giải quyết chúng. Họ sẽ rèn luyện thói quen suy nghĩ tốt hơn, bằng cách phát triển một kế hoạch bài bản, có hệ thống các phương pháp thực hành nhằm thực hiện các bước cải tiến tăng dần và có kiểm soát.

Cấp độ 5: The Advanced thinker

Những người ở cấp độ này có tư duy phản biện gần như trở thành một thói quen khi nhìn vào các vấn đề trong cuộc sống. Họ thường có thể phát hiện ra những định kiến trong suy nghĩ, hiểu biết của chính họ và từ quan điểm của người khác. Những người này luôn nghiêm khắc trong việc tự phê bình, đồng thời có những kế hoạch bài bản trong quá trình cải thiện bản thân.

Cấp độ 6: The Master Thinker

Đây là cấp độ mà tư duy phản biện đã trở thành một kiểu phản xạ của não bộ, những người đạt đến cấp độ này chính là những người có tư duy bậc thầy trong việc kiểm soát hoàn toàn cách họ đưa ra quyết định và xử lý thông tin. 

Họ không ngừng nâng cao kỹ năng tư duy bằng cách thực hành thường xuyên, nâng tầm suy nghĩ lên mức nhận thực có ý thức. Tuy nhiên, nhiều nhà tâm lý học cho rằng, con người khó có thể đạt đến cấp độ bậc thầy này.

tư duy phản biện

Làm thế nào để rèn luyện tư duy phản biện

Đọc nhiều sách, tin tức

Đọc sách và tham khảo nhiều tài liệu về một lĩnh vực nào đó là một cách tuyệt vời để cải thiện kỹ năng tư duy phản biện. Các thể loại sách chuyên ngành giúp chúng ta hiểu sâu hơn về các chủ đề khác nhau, trong khi các bài báo, tin tức giúp cập nhật thông tin mới nhất về các vấn đề xã hội, kinh tế. Khi phản biện, hãy dùng những tư liệu này để đối chiếu, so sánh và đưa ra những phản biện thích hợp, nên nhớ, phản biện không phải là cố gắng cãi đến cùng, phản biện cũng là lắng nghe, ghi nhận và có thể là phải thay đổi suy nghĩ về một vấn đề nào đó.

Thảo luận với người khác

Thảo luận về các chủ đề khác nhau với người khác giúp chúng ta học được cách lắng nghe, hiểu về những góc nhìn đa dạng. Đây là một phương pháp hiệu quả để hình thành và cải thiện kỹ năng tư duy phản biện, nên nhớ rằng, cần giữ một tinh thần cởi mở và tôn trọng quan điểm của đối phương, tránh xảy ra những xung đột không cần thiết.

Luôn đặt câu hỏi

Thói quen làm việc và sống trong một môi trường đồng thuận có thể khiến chúng ta bị thiếu tư duy phản biện. Hãy cố gắng tránh sự đồng thuận một cách thụ động, bằng cách đặt ra các câu hỏi, tập trung vào các thông tin cần thiết, câu hỏi mang tính phản biện giúp chúng ta suy nghĩ sâu hơn về vấn đề, như Tại sao? Làm thế nào? Như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra? Có lựa chọn khác không?.

Đọc và viết các bài luận

Thực hành viết các bài luận và tham khảo những bài luận của người khác là cách tốt nhất để cải thiện kỹ năng tư duy phản biện. Viết các bài luận giúp tập trung vào sự logic, cách thức suy luận, trong khi đọc các bài luận giúp hiểu cách nhìn nhận và đánh giá các quan điểm khác nhau. Để có tư duy phản biện tốt, hãy tập trung và chú ý đến các chi tiết, bằng chứng, dữ liệu.

Thực hành giải quyết vấn đề

Thực hành giải quyết vấn đề giúp tập trung vào việc phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định dựa trên các bằng chứng và lập luận có logic. Bên cạnh đó, khi giải quyết vấn đề, mỗi người cũng cần đưa ra các câu hỏi, phân tích và đối chiếu các quan điểm khác nhau. Điều này giúp cải thiện và phát triển kỹ năng tư duy phản biện một cách nhanh chóng.

Mong rằng bài viết này có thể giúp bạn hiểu sâu, rộng hơn về kỹ năng tư duy phản biện đồng thời tìm được thêm cho mình những biện pháp, những lớp học hiện đại gia tăng kỹ năng phản biện khác. Vận dụng tốt khả năng này để hoàn thiện chính mình, khám phá những cơ hội mới và giảm thiểu sai lầm trong cuộc sống. Nếu bạn đang tìm một ngôi trường chuyên đào tạo về kỹ năng mềm và tư duy như thế này, hãy thử tìm hiểu về FSchool Bắc Ninh nhé!