Bạo lực học đường

Bạo lực học đường: Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp ngăn chặn

02/04/2024

Bạo lực học đường đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối cho xã hội, nhà trường và gia đình, là thách thức ngày càng trầm trọng tại nhiều nước trên thế giới. Bạo lực học đường không dừng lại ở những tác động vật lý lên cơ thể người khác, nó bao gồm các hành vi bạo hành cả về tâm lý, tinh thần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ.

Vậy bạo lực học đường là gì, biểu hiện bạo lực học đường và cách phòng chống như thế nào? Cùng FShcool Bắc Ninh tìm hiểu các thông tin chi tiết trong nội dung tiếp theo nhé. 

Bạo lực học đường là gì? 

Thế nào là bạo lực học đường? Khái niệm bạo lực học đường là để diễn tả tập hợp hành vi ngang ngược, thô bạo gây tổn thương về tinh thần và thể xác với người khác, diễn ra trong bối cảnh trường học. Bạo lực học đường có nhiều hình thức khác nhau như bạo lực có vũ khí, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục… Những hình thức này đều đe dọa nghiêm trọng đến sự an toàn, phát triển toàn diện của học sinh. Cần có sự quan tâm, hỗ trợ và hành động từ các bên liên quan để ngăn chặn và giải quyết tình trạng bạo lực học đường. 

Bạo lực học đường bao gồm 2 yếu tố chính là bạo lực và học đường. Trong đó bạo lực là cụm từ để chỉ việc sử dụng sức mạnh thể chất thực hiện các hành vi thô bạo, đánh đập, xúc phạm, vi phạm quy tắc và chuẩn mực xã hội với người khác gây nên tổn thương cả về tinh thần và thể chất. Học đường là môi trường quan trọng nơi giáo viên, học sinh tiếp xúc với kiến thức, kỹ năng, được đào tạo về giáo dục, văn hóa và xã hội. Đây là nơi rèn luyện cho học sinh về các mặt như kiến thức, kỹ năng, đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội. 

Thực trạng bạo lực học đường ở Việt Nam hiện nay 

Hiện nay tình trạng bạo lực học đường ở Việt Nam ngày một gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm. Theo nhiều thống kê từ các nhà nghiên cứu, nước ta là một trong những nước đứng đầu về tỷ lệ bạo lực học đường. Những hành vi bạo lực chủ yếu bắt nguồn từ những mâu thuẫn, xô xát rất nhỏ nhưng hậu quả lại trở nên nghiêm trọng. 

Bạo lực học đường

Tình trạng bạo lực học đường tại Việt Nam không chỉ xuất hiện ở 1 cá nhân mà còn lan rộng đến nhiều trường học từ nông thôn đến thành thị. Đối tượng bạo lực cũng phức tạp, đa dạng đến từ nhiều lứa tuổi, nhiều cấp học từ tiểu học đến đại học. Vấn đề bạo lực học đường không chỉ diễn biến với những đối tượng là nam giới mà còn xảy ra với trẻ là nữ giới, giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên và cả trường hợp giáo viên với học sinh.

Trong khi đó, tại nhiều trường học, không phải tất cả các trường hợp bạo lực bị phát hiện đều được xử lý để hỗ trợ và ngăn chặn. Nhà trường có thể vì bảo vệ danh tiếng mà che dấu khiến nhiều đối tượng bạo lực không còn e ngại bị trừng phạt, nạn nhân bị đả kích, mất lòng tin dẫn đến tình trạng càng ngày càng phát triển mạnh. 

Theo số liệu thống kê từ Bộ Giáo dục và Đào tạo trên toàn quốc, trong 1 năm học có khoảng 5 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong vào ngoài trường (khoảng 1.600 vụ việc/ năm học). Cứ khoảng trên 5.200 học sinh có 1 vụ đánh nhau, tương đương cứ 9 trường thì có 1 trường có học sinh đánh nhau, cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau. Trong đó có hơn 75% các trường hợp bạo lực có đối tượng trong độ tuổi học sinh và sinh viên. Đây là những con số đáng báo động, là hồi chuông cảnh tỉnh cho các gia đình, nhà trường và xã hội cần quan tâm để có các biện pháp đẩy lùi vấn nạn bạo lực học đường. 

Tại Việt Nam, tình trạng bạo lực học đường đang có dấu hiệu trẻ hóa với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở hình thức tác động thể chất, mà còn đa dạng với nhiều hành vi tấn công về tinh thần làm ảnh hưởng đến tâm lý, quá trình phát triển hoàn chỉnh của học sinh sau này. 

Biểu hiện của nạn nhân bị bạo lực học đường

Phụ huynh nên thường xuyên trao đổi, trò chuyện, quan sát những dấu hiệu trẻ bị bắt nạt ở trường học, để nhận biết biểu hiện bất thường: 

  • Trẻ khó ngủ, mất ngủ vì lo lắng, sợ hãi thường xuyên
  • Trẻ thường xuyên bị mất hoặc bị phá hoại sách vở, đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân
  • Trẻ tìm mọi lý do để không phải đến trường như giả bệnh, khóc lóc…
  • Trẻ thay đổi thói quen hàng ngày như bỏ ăn hoặc ăn quá nhiều…
  • Trẻ gặp phải những vấn đề bất thường về sức khỏe như đau đầu, đau bụng, rụng tóc, có vết bầm tím… thường xuyên
  • Trẻ có hành vi tự làm tổn thương bản thân, có biểu hiện muốn tự sát, có suy nghĩ tự tử
  • Trẻ lầm lì, ít nói, luôn ở trạng thái lo lắng, mất tự tin, ngại tiếp xúc với mọi người
  • Trẻ có những vết thương trên thân thể mà không thể giải thích được, hay các vết thương ở những vị trí bất thường không phải do bất cẩn gây ra.Bạo lực học đường

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường

Từ phía học sinh

Học sinh thường nằm trong độ tuổi từ 12-17, là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển thể chất và tâm lý. Trong giai đoạn này, tính cách đang hình thành và họ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố độc hại trong xã hội. Những kích thích và tác động xấu từ môi trường xung quanh có thể làm cho học sinh hình thành tâm lý bạo lực, gây ra nhiều vụ bạo lực học đường. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực học đường ở Việt Nam.

Từ phía nhà trường

Nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục và đào tạo học sinh. Tuy nhiên, nếu nhà trường không có chương trình đào tạo hợp lý hoặc không thực hiện đủ điều kiện cần, nó có thể góp phần dẫn đến các vấn đề tiêu cực trong học tập. Hiện nay, giáo dục tập trung quá nhiều vào kiến thức văn hóa, đôi khi bỏ qua nhiệm vụ giáo dục con người "Tiên học lễ, hậu học văn". Mặt khác, cuộc sống hiện đại và sự áp lực của xã hội đang khiến cho những giá trị quan trọng của nhà trường trở nên mờ nhạt.

Từ phía gia đình

Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách và hành vi của học sinh. Môi trường gia đình là yếu tố trực tiếp quyết định tâm lý và hành vi của trẻ, giúp họ phân biệt điều có lợi và có hại, biết lễ nghĩa và tôn trọng người khác. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh thường áp dụng cách giáo dục nặng nề, thậm chí sử dụng bạo lực để giáo dục con cái, dẫn đến bạo lực học đường.

Từ phía cộng đồng, xã hội

Xã hội đóng góp vào tình trạng bạo lực học đường thông qua các yếu tố văn hóa như phim ảnh, sách báo, trò chơi điện tử mang tính bạo lực. Những yếu tố này thu hút sự quan tâm của trẻ em và có thể ảnh hưởng lớn đến tâm lý và hành vi của họ. Các yếu tố này thường được phát tán công khai trên các trang mạng xã hội và cửa hàng, làm tác động đáng kể đến sự phát triển tâm lý của học sinh.

Hậu quả của bạo lực học đường 

Ảnh hưởng đến bản thân học sinh

Bạo lực học đường gây ra những hậu quả nghiêm trọng, từ những tổn thương nhẹ như vết thương trên cơ thể đến những thương tích nghiêm trọng. Đáng tiếc, không ít trường hợp bạo lực đã cướp đi cuộc sống của những học sinh vô tội, để lại sự đau khổ và thiệt hại không chỉ về mặt thể xác mà còn tinh thần cho họ và gia đình.

Những học sinh trải qua bạo lực, đặc biệt là bạo lực tinh thần và bạo lực ngôn ngữ, thường cảm thấy tổn thương, tự ti, lo lắng, bị cách biệt và buồn rầu. Họ có thể cảm thấy bị suy sụp, mặc cảm, hoặc sống trong sự sợ hãi và ám ảnh. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào việc học hành. Đáng tiếc, hầu hết các em khó mở lòng và kể về những áp lực và đe dọa từ bạo lực học đường với phụ huynh hay giáo viên.

Ảnh hưởng đến gia đình

Bạo lực học đường không chỉ ảnh hưởng đến học sinh và người gây ra bạo lực mà còn gây xáo trộn, căng thẳng và lo lắng cho cả gia đình. Phụ huynh sống trong tình hình không biết con cái mình có bị thương tật về thể chất hoặc tinh thần không. Mọi ngày, bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ đâu, học sinh có thể trải qua các cuộc đánh nhau. Điều này đã buộc nhiều gia đình phải thay đổi trường học của con cái hoặc thậm chí chuyển nơi ở để tạo môi trường an toàn hơn cho con

Ảnh hưởng đến nhà trường

Hành vi bạo lực học đường không chỉ ảnh hưởng đến nạn nhân mà còn tạo ra sự nặng nề và căng thẳng cho các học sinh khác. Nỗi sợ hãi và lo lắng luôn đe dọa họ. Bạo lực học đường không chỉ bao gồm những cuộc ẩu đả và xung đột về thể chất mà còn bao hàm sự bạo hành tinh thần. Một số học sinh phải đối mặt với bạo hành tinh thần, điều này ảnh hưởng lớn đến tâm lý của họ. Ngoài ra, hành vi bạo lực học đường của học sinh có thể làm mất lòng tin của phụ huynh đối với nhà trường và làm mờ đi ý nghĩa của môi trường giáo dục lành mạnh và trong sáng.

Cách phòng chống bạo lực học đường hiệu quả 

Cách phòng chống nạn bạo lực học đường được quy định tại Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP. Để phòng chống bạo lực học đường cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Bên cạnh đó mỗi học sinh cũng cần trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng cần thiết để nói không với bạo lực học trường. Cụ thể: 

Biện pháp phòng chống vấn đề bạo lực học đường với học sinh

Mỗi học sinh nên tích cực rèn luyện kiến thức, kỹ năng thực hành, kỹ năng sống cho bản thân. Các em nên học cách kiềm chế cảm xúc, hòa đồng với bạn bè, ngoan ngoãn và lễ phép với người lớn. Tích cực tham gia vào các phong trào, hoạt động tình nguyện do lớp học và nhà trường tổ chức, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của lớp và trường. 

Học sinh cần nhận thức rõ hành vi bạo lực về biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả, tránh xa và nói không với bạo lực đường. Khi nhận thấy có hành vi bạo lực xảy ra, học sinh cần phải kịp thời thông báo cho gia đình, thầy cô giáo, nhà trường hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp, xử lý. 

Đối với nhà trường

Đội ngũ giáo viên, nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục cần tích cực hoàn thiện chương trình đào tạo, đưa vào giảng dạy kỹ năng sống và chương trình giáo dục phòng tránh bạo lực học đường. Nhà trường cần tạo điều kiện tổ chức nhiều hoạt động rèn luyện, thể dục thể thao, các chương trình tình nguyện mang đến giá trị cho cộng đồng, xã hội để học sinh tham gia. Những hoạt động này góp phần định hướng nhân cách, hướng thiện và giúp trẻ phát huy được những đức tính tốt đẹp của chính mình. 

Giáo viên là người trực tiếp giảng dạy, trao đổi với học sinh nên cần chủ động quan tâm và theo dõi tình hình của trẻ. Giáo viên là cầu nối giữa gia đình và nhà trường kịp thời nhận biết những thay đổi tâm sinh lý, tính cách để có định hướng phù hợp cho các em học sinh. Đồng thời có biện pháp ngăn chặn, giao dục kịp thời những trường hợp có nguy cơ dẫn đến bạo lực học đường. Tích cực tổ chức các hoạt động tập thể để tăng cường sự gắn bó, tinh thần đoàn kết của học sinh trong cùng 1 lớp, trường học để tạo môi trường học tập lành mạnh. 

Trách nhiệm đối với gia đình

Ngăn chặn bạo lực học đường là quá trình dài, cần chú trọng và phối hợp giữa gia đình và nhà trường. Tại gia đình, cha mẹ cần xây dựng cho con một mái ấm yêu thương, lành mạnh và không có bạo lực. Phụ huynh nên trở thành những tấm gương tốt cho trẻ noi theo, một đứa trẻ lớn lên trong môi trường không có bạo lực, các em sẽ không có xu hướng bạo lực với người khác. 

Bên cạnh đó, phụ huynh nên dạy trẻ nhận diện nguy cơ bạo lực và cách thức tự bảo vệ an toàn cho bản thân. Khi cần thiết cha mẹ nên can thiệp một cách chừng mực và đúng cách nếu phát hiện trẻ có liên quan đến bạo lực học đường. Can thiệp bằng các biện pháp mạnh, nóng giận khi chưa tìm hiểu nội tình sự việc sẽ dễ làm trẻ tổn thương và gặp khó khăn khi giao tiếp với bạn bè. 

Cha mẹ đừng quên thường xuyên tương tác, nói chuyện chia sẻ, gần gũi để xây dựng niềm tin cho con cái. Như vậy, trong trường hợp trẻ bị bắt nạt con sẽ tin tưởng tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình. 

Trách nhiệm của cộng đồng

Sự thờ ơ của cộng đồng, xã hội là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng bạo lực học đường lên ngôi. Do một số người coi việc học sinh đánh nhau là chuyện bình thường tại trường lớp, dẫn đến việc nhiều nạn nhân không dám lên tiếng. Chúng ta cần loại bỏ suy nghĩ trẻ đánh nhau không phải là vấn đề lớn để ngăn chặn bạo lực, tránh tình trạng không giải quyết kịp thời sự việc khi con nhỏ khiến, dẫn đến hậu quả nặng nề.

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, không ít vụ việc bạo lực đi quá xa vì bị phát tán, lan truyền với tốc độ nhanh chóng. Sự tò mò, lôi kéo đám đông chỉ trích, lăng mạ, làm nhục người khác đã khiến nhiều trẻ mất đi tương lai phía trước. Vì vậy hãy tôn trọng và bảo vệ quyền riêng tư của trẻ khi giải quyết bạo lực học đường, đừng để vì hành động bộc phát khiến sự việc mất kiểm soát và đi quá xa. 

FSchool Bắc Ninh ngăn chặn bạo lực học đường như thế nào?

Tại FSchool Bắc Ninh thầy và trò nhà trường luôn đồng lòng và có hành động ngăn chặn bạo lực học đường. Xây dựng thành văn hóa khác biệt, các em thường xuyên được tuyên truyền bằng các chương trình, hình ảnh, câu chuyện về bạo lực học đường. Từ lâu đó đã trở thành văn hóa của học sinh Nhà F.

Bạo lực học đường

Giáo viên của trường thường xuyên đưa những bài học về bạo lực học đường, khuyến khích các em tìm hiểu và phòng tránh vấn nạn này qua các bài học. Ngoài ra đời sống tinh thần của giáo viên luôn được nhà trường chú trọng. Chúng tôi hiểu rằng chỉ có một nhà giáo đầy hạnh phúc và sự tích cực mới có thể truyền cảm hứng, năng lượng tích cực cho học sinh, hướng các em tới những hành động nhân văn tránh xa những việc làm tiêu cực ảnh hưởng tới tình bạn.

Cùng với đó Nhà trường và gia đình, giáo viên chủ nhiệm luôn có mối liên hệ và sự tương tác liên tục đối với từng cá nhân học sinh, để hình thành nên sợi dây liên kết chặt chẽ, giúp phòng ngừa và ngăn chặn bạo lực học đường khi nó còn chưa hình thành.

Thầy cô giám thị học đường luôn là những người có mặt đúng lúc và kịp thời để hỗ trợ và giúp đỡ từng bạn học sinh ngoài học tập, thầy cô còn là những người bạn đáng tin cậy của các em. Không một học sinh nào bị bỏ rơi khi học tập trong môi trường hạnh phúc Nhà F. Lưới tuổi học sinh các em cần được quan tâm đúng lúc khi gặp phải những khó khăn mà không biết chia sẻ với ai thì thầy cô luôn là chỗ dựa vững chắc cho các em.

Nhờ những việc làm cần thiết, đưa ra những hành động và truyền thông tốt trong cộng đồng học sinh mà bạo lực học đường không có cơ hội len lỏi đến môi trường giáo dục Nhà F.