giáo dục hạnh phúc

Giáo dục hạnh phúc – Triết lý giáo dục của các quốc gia tiên tiến

11/06/2024

Mục tiêu của giáo dục hạnh phúc là kiểu giáo dục mà các hoạt động giảng dạy, học tập, rèn luyện, trải nghiệm… hướng đến hạnh phúc, niềm vui cho học sinh và giáo viên. Đây là mục tiêu giáo dục tuyệt vời mà trường học nào cũng hướng đến tuy nhiên mang đến không ít mặt trái trong quá trình triển khai.

Giáo dục hạnh phúc

Vậy giáo dục và học tập hạnh phúc như thế nào mới là đúng? Cùng FPT School Bắc Ninh tìm hiểu về hoạt động này trong nội dung tiếp theo nhé. 

Thực trạng của việc triển khai giáo dục hạnh phúc

Giáo dục hạnh phúc, trường học hạnh phúc là từ khóa quen thuộc trong ngành giáo dục. Mục tiêu của giáo dục học hạnh phúc, xây dựng trường học hạnh phúc là thúc đẩy hạnh phúc, mang đến môi trường giáo dục vui vẻ, thoải mái giúp người học phát triển toàn diện, nuôi dưỡng tài năng, thế mạnh của mỗi học sinh. Môi trường hạnh phúc bao gồm cả hạnh phúc của cán bộ công nhân viên, giáo viên và học sinh. 

Trường học hạnh phúc là dự án được UNESCO khởi động từ năm 2014. Trên thế giới đã có nhiều nước triển khai giáo dục hạnh phúc trong nhiều năm. Ở Mỹ có hàng trăm trường học đưa giáo dục này ứng dụng trong giảng dạy. Tại Anh tất cả học sinh đều học về những bài học hạnh phúc đến tuổi trưởng thành (18 tuổi). Trong các trường tiểu học Úc, thực hiện chương trình Positive Detective mục đích dạy trẻ cách tìm kiếm, chia sẻ những điều tốt đẹp xung quanh mình. 

Tại Phần Lan các trường mầm non không dạy trẻ biết đọc, biết viết, làm toán mà chú trọng phát triển sức khỏe tinh thần. Mục tiêu họ hướng đến là đảm bảo cho trẻ trở thành công dân hạnh phúc, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Tại Ấn Độ, nhiều trường học đã có thêm môn học Hạnh phúc nhằm tăng cường sức khỏe tinh thần, để học sinh hạnh phúc hơn. 

Tại Nhật Bản từ năm 2002, đất nước này đã đẩy mạnh chương trình cải cách giáo dục theo triết lý hạnh phúc nhằm ươm mầm tài năng, sự sáng tạo nhưng kết quả không như ý muốn. Chương trình học được cải cách giảm đi 30% nội dung, không xếp loại học lực, tạo điều kiện cho trẻ vui chơi nhiều hơn…

Sau một thời gian triển khai, kết quả học tập và thi cử của Nhật đã không có nhiều bước tiến. Thậm chí trước đậy Nhật Bản luôn đứng đầu về Toán trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA. Nhưng sau khi triển khai giáo dục hạnh phúc và niềm vui, vị trí xếp hạng đã tụt xuống thứ 6. Cuối cùng chính phủ Nhật đã nói lời chia tay với chương trình giáo dục này sau khi đã nhận về bài học cay đắng. 

Trong quá trình triển khai giáo dục học hạnh phúc, nhiều người có sự hiểu nhầm khái niệm. Thay vì giúp học sinh tìm ra niềm vui và hạnh phúc trong việc học tập lại tạo điều kiện cho trẻ chơi nhiều hơn học. Dẫn đến kết quả thực hiện sai lệch không theo mục tiêu đặt ra. Đây cũng chính là mặt trái của giáo dục mang đến niềm vui và hạnh phúc. 

Giáo dục hạnh phúc nên được hiểu như thế nào?

Giáo dục hạnh phúc hiểu đúng là mục đích của giáo dục không phải đáp ứng theo các yêu cầu cứng nhắc. Mà hành trình giáo dục là làm cho trẻ trở thành một người hạnh phúc và quá trình học tập được hạnh phúc. Phương pháp giáo dục này không cho phép trẻ ngừng học tập mà phải cảm nhận được niềm vui trong học tập, kích thích sự tò mò, sau mê học hỏi, nắm bắt kỹ năng để học tập thực sự trong niềm vui và hạnh phúc. 

Hiểu một cách đơn giản thì giáo dục vui vẻ hạnh phúc đến từ lớp học hạnh phúc. Đây là nơi mà cả giáo viên và trẻ đều muốn đến, nơi sẽ tạo ra niềm hứng thú, sự say mê, mong chờ, niềm vui và những rung cảm. 

Lớp học hạnh phúc khác với lớp học truyền thống, ở đây không có sự áp đặt sự phát triển theo khuôn mẫu, học sinh được làm những việc mà mình say mê và yêu thích. Trẻ được tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng một cách chủ động, được khơi gợi niềm yêu thích học tập và tự tìm hiểu. Các môn học, giờ học trở thành bài học thú vị thông qua trải nghiệm và trò chơi. 

Tại lớp học hạnh phúc trẻ được tôn trọng cảm xúc, trẻ được thoải mái bộc lộ hỉ nộ ái ố như người lớn. Trẻ yêu thích việc đến lớp, đến trường được bày tỏ ý kiến, được lắng nghe một cách tôn trọng. Thay vì dọa dẫm, kỷ luật, la mắng, lớp học hạnh phúc cho phép trẻ được sai lầm, nói ra cảm xúc của mình để hòa đồng, tự tin, tự rút kinh nghiệm, thay đổi và phát triển tốt hơn. Từ đó rèn luyện ý thức, nhận thức, khả năng tập trung của chính mình. 

Lớp học hạnh phúc là nơi mà giáo viên và học sinh hình thành, duy trì cảm xúc tích cực, môi trường mà những người tham gia đều cảm thấy hạnh phúc. Tham gia lớp học mỗi cá nhân sẽ thiết lập tình cảm lành mạnh, phát triển nhân cách, đạo đức tốt đẹp. 

>>> Đọc thêm: Giáo dục phát triển toàn diện mang lại những lợi ích gì cho học sinh?

Trải nghiệm giáo dục hạnh phúc tại FPT School Bắc Ninh

Giúp trẻ cảm thấy niềm yêu thích đến trường là mong muốn của mỗi bậc phụ huynh. Vì vậy nhiều người đã không tiếc thời gian và công sức tìm hiểu về các mô hình trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc để chuẩn bị cho con mình môi trường học tập tốt nhất. 

Trong số các trường học áp dụng thành công mô hình trường học hạnh phúc, FPT School Bắc Ninh tự hào là ngôi trường có thể mang đến cho học sinh trải nghiệm tuyệt vời về niềm vui và niềm hạnh phúc trong học tập. Nhà trường chuẩn bị đầy đủ các điều kiện từ cơ sở vật chất hiện đại, môi trường toàn, đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, các hoạt động thực hành, trải nghiệm, giờ học ngoại khóa… tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh cảm nhận sâu sắc hạnh phúc trong học tập. 

giáo dục hạnh phúc2

Môi trường học tập hiện đại, an toàn

FPT School Bắc Ninh là hệ thống trường phổ thông liên cấp từ tiểu học đến THPT, có cơ sở vật chất hiện đại, thiết kế khoa học tiêu chuẩn quốc tế, đẳng cấp hàng đầu hiện nay. Trường học được xây dựng tại trung tâm thành phố, tận dụng tối đa những lợi thế về địa lý. Nhà trường mang đến cho học sinh không gian học tập với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, tạo điều kiện tốt nhất để các em phát huy khả năng của mình. 

Để đảm bảo an toàn cho trẻ và sự yên tâm cho các bậc phụ huynh khi gửi gắm con em mình, trường sử dụng hệ thống quản lý thông minh, giám sát tất cả mọi hoạt động trong trường. Đặc biệt hệ thống ra vào được kiểm soát tối đa, ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài. 

Nhà trường kiến tập không gian học tập đa dạng thông qua hệ thống phòng học, phòng chức năng, khu thể thao,  thư viện… Học sinh sẽ có những giờ học kiến thức, phát triển trí tuệ tại các lớp học đạt tiêu chuẩn, có hệ thống cửa sổ trải đủ ánh sáng tự nhiên. Phòng học thiết kế thông minh, cách âm đảm bảo sức khỏe và bảo vệ tốt thị lực cho học sinh. 

Bên cạnh đó nhà trường đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng với thực đơn đa dạng, được xây dựng và thiết kế bởi các chuyên gia dinh dưỡng. Hệ thống bếp ăn 1 chiều sạch sẽ, vệ sinh, chế biến thực phẩm an toàn giúp các em luôn cảm nhận được những bữa ăn vui vẻ, ngon miệng. 

Giáo dục hạnh phúc đúng đắn cho trẻ là nhiệm vụ của nhà trường, thầy cô giáo, gia đình và cả xã hội. Để từ đó học sinh cảm nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc trong học tập, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, niềm say mê học tập. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây sẽ có ích cho hành trình giáo dục niềm vui hạnh phúc cho mỗi trẻ tại các lớp học, trường học hạnh phúc.