phuong phap hoc tap trai nghiem

Ứng dụng phương pháp học tập trải nghiệm vào thực tiễn trường học

25/03/2024

Dạy học qua trải nghiệm là phương pháp tiến tiến được áp dụng tại nhiều nước phát triển trên thế giới, với những ưu điểm vượt trội cho người học, tại Việt Nam phương pháp này được nhiều trường học đưa vào phương pháp giảng dạy. Bài viết dưới đây FSchool Bắc Ninh sẽ cung cấp đầy đủ thông tin quan trọng về phương pháp này.

phuong phap hoc tap trai nghiem1

Dạy học trải nghiệm là gì? 

Dạy học trải nghiệm là phương pháp do nhà lý luận giáo dục David Kolb nghiên cứu và đúc kết nên dựa trên những trải nghiệm và kinh nghiệm của ông nhiều năm với lĩnh vực giáo dục. Có thể nói phương pháp học tập trải nghiệm giúp khuyến khích người học tham gia các hoạt động khám phá thực tế. Từ đó, học sinh có thể phân tích, đánh giá vấn đề và đưa ra kết luận chính xác. Phương pháp này giúp người học có thể  tiếp nhận kiến thức một cách sáng tạo và chủ động. 

Lợi ích của học tập trải nghiệm

Phương pháp học tập trải nghiệm được đánh giá cao nhờ những lợi ích tuyệt vời dành cho người học:

Thông qua các hoạt động trải nghiệm, học sinh sẽ có được nền tảng tri thức vững chắc, các kỹ năng cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả về đạo đức – trí tuệ – nghị lực: 

Rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết hàn lâm và kiến thức thực tiễn: Nhờ vào các bài tập trải nghiệm, học sinh có thể vận dụng kiến thức để áp dụng vào cuộc sống để giải quyết các vấn đề thực tế

Tăng sự hứng thú, tính chủ động, và thúc đẩy tiềm năng sáng tạo của mỗi học sinh. 

Học sinh có nhiều cơ hội tiếp cận tri thức bằng nhiều giác quan khác nhau: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác,… Điều này đã góp phần tăng khả năng ghi nhớ cho học sinh.

Thông qua học tập trải nghiệm, học sinh không chỉ trang bị kiến thức vững vàng mà còn rèn luyện được một số kỹ năng cần thiết như: kỹ năng tổng hợp thông tin, phân tích, kỹ năng giao tiếp, sáng tạo, kỹ năng  xử lý tình huống,… Từ đó giúp tăng cường khả năng ứng dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tế.

Sự khác biệt giữa phương pháp dạy học trải nghiệm và phương pháp dạy học truyền thống

Có sự chuyển đổi giữa vai trò của người dạy và người học

Đối với phương pháp giáo dục truyền thống thì người dạy giữ vai trò trung tâm, thuyết phục người học tham gia vào hoạt động học tập và người học có nhiệm vụ lắng nghe, tiếp thu kiến thức một cách thụ động, khuôn mẫu. Ngược lại, phương pháp học tập trải nghiệm lấy người học làm trung tâm, chủ động tiếp nhận kiến thức và giáo viên sẽ là người định hướng, hỗ trợ.

Về quy trình giảng dạy và học tập

Ở phương pháp truyền thống, quy trình giảng dạy và học tập diễn ra như sau: giáo viên chuẩn bị giáo án giảng dạy với phần kiến thức trọng tâm có trong sách giáo khoa. Học sinh nghe giáo viên giảng bài và tiếp thu toàn bộ nội dung bài giảng. 

Trong khi đó, ở phương pháp dạy học trải nghiệm thì quy trình này bắt đầu bằng việc người học thực hành, thực nghiệm rồi sau đó phân tích, suy ngẫm và rút ra kết luận về trải nghiệm đó.  Giáo viên sẽ là người tổ chức các hoạt động này cho các tiết học. 

phuong phap hoc tap trai nghiem

Về cách thức truyền tải

Theo phương pháp giáo dục truyền thống thì người học sẽ tiếp thu kiến thức bằng cách đọc chép, nghe nhìn, trình chiếu,…Riêng đối với phương pháp dạy học trải nghiệm thì người học sẽ được tiếp thu kiến thức thông qua các dự án, STEM, tham gia cuộc thi, hoạt động dã ngoại, trại hè trong nước và quốc tế…

Ứng dụng phương pháp học tập trải nghiệm tại FSchool Bắc Ninh

Học tập trải nghiệm thông qua hoạt động thảo luận nhóm

Với hoạt động này, Tại FSchool Bắc Ninh  học sinh sẽ được chia thành các nhóm nhỏ  để cùng thảo luận và giải quyết một vấn đề cụ thể thuộc chủ đề của bài học. Cuối cùng, câu trả lời được trình bày và nhận được đóng góp từ cả lớp.

Hoạt động này giúp từng học sinh cùng đưa ra ý kiến và thảo luận với chính các thành viên trong nhóm. Từ đó, mỗi học sinh được trau dồi kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, phân tích và làm việc nhóm rất hiệu quả.  

Đọc thêm: Tiết học sôi động, sáng tạo của FSchooler cùng dự án Tiếng Anh

Học tập trải nghiệm thông qua hoạt động nghiên cứu tình huống

Học sinh sẽ được giới thiệu một tình huống thực tế thông qua video clip hoặc bài giảng. Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tiếp cận bài học bằng cách đặt ra các câu hỏi xoay quanh tình huống thực tế, nhiệm vụ của học sinh là tổng hợp thông tin, phân tích, suy luận và đưa ra câu trả lời chính xác nhất. 

Hoạt động nghiên cứu tình huống giúp học sinh phát triển kỹ năng tìm kiếm thông tin từ dữ liệu nhận được cùng với đó là  rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá vấn đề để đưa ra kết luận cuối cùng.

Học tập trải nghiệm thông qua trò chơi nhập vai

Học sinh sẽ trực tiếp hóa thân thành các nhân vật để mô phỏng lại các tình huống, hiện tượng thực tế trong cuộc sống hay hóa thân thành nhân vật trong các tác phẩm Ngữ văn. Các hoạt động “học mà chơi, chơi mà học” này không chỉ tăng sự thích thú, tập trung cho học sinh mà còn giúp các em hiểu sâu, đánh giá vấn đề một cách thực tế, đa chiều từ đó dễ dàng tiếp thu được kiến thức từ các môn học.

Học tập trải nghiệm từ hoạt động thực tế

Đối với hoạt động này, học sinh trải nghiệm thực tế thông qua việc thí nghiệm và thực hành trong môi trường thật, thay đổi không gian từ lớp học sang phòng thí nghiệm hoặc địa điểm học tập phù hợp với bài học. Qua việc tiếp cận môi trường thực tế, học sinh cũng sẽ được mở rộng cách nhìn nhận, tiếp cận và đưa ra các suy luận, đánh giá một cách trực quan hơn, bám sát thực tế hơn.

phuong phap hoc tap trai nghiem2

Như vậy, bài viết đã cung cấp một số thông tin về phương pháp giáo dục thông qua các trải nghiệm. Có thể thấy rằng, việc dạy và học trải nghiệm chắc chắn là một trong những xu hướng học tập hiệu quả, tạo hứng thú cho cả người giảng dạy và các em học sinh. Tại FSchool Bắc Ninh thì hình thức học này được áp dụng với nhiều môn học và đem lại hiệu quả rõ rệt về thành tích học tập cho học sinh.