8 kỹ năng mềm học sinh cần có để trở thành công dân thế kỷ 21
Kỹ năng mềm là gì?
Kỹ năng mềm (soft skills) là những khả năng và phẩm chất cá nhân không liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên môn, mà thường ảnh hưởng đến cách thức tương tác, làm việc và giao tiếp. Kỹ năng mềm tập hợp những kỹ năng quan trọng trong công việc và cuộc sống, bao gồm: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, tư duy sáng tạo, kỹ năng quản lý thời gian, tính linh hoạt, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán, tự quản lý, tinh thần cầu tiến, tính nhạy bén xã hội và kỹ năng giải quyết vấn đề…
Tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong cuộc sống
Kỹ năng mềm cũng là một phần không thể thiếu cho sự thành công của mỗi cá nhân. Theo một nghiên cứu về IQ lãnh đạo, 89% sự thất bại của một con người là do kỹ năng mềm kém, việc không có kỹ năng giao tiếp gây cản trở rất lớn tới việc thành công và công việc sau này.
Trong thời đại mới, với sự bùng nổ mạng xã hội, khi làm việc người ta đánh giá cao những cá nhân có tầm ảnh hưởng và xây dựng được thương hiệu cá nhân cho riêng mình, để đạt được những điều đó thì việc trang bị kỹ năng mềm trong công việc và cuộc sống hàng ngày lại càng là điều không thể thiếu.
Lợi thế của học sinh ngày nay đó là được tiếp cận sớm với nhiều phương tiện thông tin, chương trình giáo dục cũng có nhiều cải cách để tăng cường cho các em kỹ năng mềm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động. Một số tầm quan trọng của kỹ năng mềm mà chúng ta cần biết:
Trong công việc
- Lãnh đạo tốt: Giúp mỗi người trở thành một người lãnh đạo tốt, không chỉ với nhóm, tổ chức mà còn lãnh đạo bản thân xuất sắc.
- Khả năng làm việc nhóm: Tạo ra sự đồng thuận và giải quyết xung đột trong nhóm.
- Tư duy logic, sáng tạo: Phát triển tư duy logic, giúp mỗi người có khả năng tìm ra các giải pháp tốt hơn cho các vấn đề trong công việc.
- Tinh thần đổi mới: Phát triển tinh thần đổi mới, tìm ra các giải pháp sáng tạo cho các thách thức trong công việc.
- Khả năng giao tiếp: Tăng cường khả năng giao tiếp, tạo ra mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và khách hàng.
Trong cuộc sống
- Xây dựng mối quan hệ tốt: Tạo ra mạng lưới mối quan hệ chất lượng, tăng giúp mỗi cá nhân tự tin hơn trong các tình huống giao tiếp xã hội.
- Quản lý thời gian hiệu quả: Sắp xếp công việc và cân bằng cuộc sống một cách hợp lý và hiệu quả.
- Tư duy sáng tạo: Phát triển tư duy sáng tạo và khả năng tìm ra các giải pháp mới cho các vấn đề trong cuộc sống.
- Tinh thần hợp tác: Đóng góp tích cực trong nhiều môi trường khác nhau, xã hội, gia đình,...
Top 8 kỹ năng mềm quan trọng để thành công
Kỹ năng giao tiếp
Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh, sinh viên là thứ thiết yếu mà nhà trường và phụ huynh nên trang bị cho con em mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Rất nhiều bạn học sinh, sinh viên có nền tảng kiến thức tốt, nhưng khả năng giao tiếp lại rất kém. Phổ biến nhất là không dám bắt chuyện với người lạ, không hòa đồng với mọi người, không dám bày tỏ tiếng nói, quan điểm của mình, tâm lý run sợ khi giao tiếp trước đám đông,…
Để có được sự thành công, bạn càng phải có nhiều mối quan hệ xã hội. Thiếu kỹ năng giao tiếp, chắc chắn bạn sẽ trở nên mờ nhạt hơn so với những người khác.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Đây là một kỹ năng mềm quan trọng, đặc biệt là đối với các em học sinh và đặc biệt là sinh viên chuẩn bị ra trường. Khi bước chân vào một môi trường mới, có thể môi trường công sở, công việc là trách nhiệm và nghĩa vụ bạn phải thực hiện. Mọi quyết định, việc làm của bạn đều ảnh hưởng tới cả một tập thể. Nếu kỹ năng giải quyết vấn đề, tình huống quá kém, bạn sẽ mãi chỉ dậm chân tại chỗ, thậm chí là bị sa thải bởi không có sự tiến bộ, đột phá trong công việc.
Kỹ năng lắng nghe
Lắng nghe là một kỹ năng mềm quan trọng, thể hiện bạn là người có thái độ cầu tiến, cầu thị trong học tập cũng như trong công việc.
Khi bạn làm sai, chưa hoàn thành tốt việc học hay công việc, hãy coi những lời phản ánh, góp ý là chuyện hết sức bình thường và là lẽ dĩ nhiên. Hãy hạ cái tôi bản thân xuống để đón nhận những lời góp ý từ người khác, rút kinh nghiệm cho bản thân mình tốt hơn.
Kỹ năng teamwork
Lứa tuổi học sinh các em thường phải làm việc nhóm rất nhiều, và thời gian các em dành cho các hoạt động tập thể như trường học, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa,… đôi khi còn nhiều hơn ở nhà. Do đó các bậc cha mẹ cần phải giáo dục các em:
- Tôn trọng mục đích và mục tiêu hoạt động chung của nhóm; tôn trọng những quyết định chung và những điều bản thân đã cam kết.
- Phải tôn trọng, đoàn kết, cảm thông và chia sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm.
- Tích cực bày tỏ ý kiến và tham gia xây dựng cho kế hoạch hoạt động của nhóm chung. Đồng thời cần tôn trọng, lắng nghe và xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người trong nhóm.
- Phát huy những năng lực, sở trường của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được phân công và giúp đỡ các thành viên khác trong quá trình hoạt động.
- Đoàn kết cùng cả nhóm đồng cam cộng khổ vượt qua những khó khăn, vướng mắc để hoàn thành mục đích, mục tiêu hoạt động chung của nhóm.
- Có trách nhiệm đối với những thành công hay thất bại của nhóm, về những sản phẩm do nhóm tạo ra.
Kỹ năng tư duy phản biện
Kỹ năng tư duy phản biện là kỹ năng mềm giúp mỗi cá nhân biết cách phân tích và đánh giá thông tin một cách logic, khách quan. Thay vì chấp nhận những thông tin có sẵn, tư duy phản biện giúp xem xét vấn đề từ nhiều góc độ và đưa ra nhận định khách quan hơn, từ đó giải quyết vấn đề hiệu quả.
Kỹ năng tư duy phản biện giúp mỗi cá nhân trở thành một người tự chủ, độc lập trong suy nghĩ và quyết định. Không dễ dàng bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác, đồng thời có khả năng phân tích và nhận diện điểm mạnh, điểm yếu, tìm ra giải pháp để phát triển bản thân.
Kỹ năng quản lý thời gian
Quản lý thời gian là điều tạo nên sự khác biệt giữa người bận rộn và người năng suất. Thông thường khi đi làm, bạn sẽ dễ bị stress do việc bị giao quá nhiều công việc mà thời hạn thì luôn gấp gấp. Nếu bạn biết phân bổ thời gian và ưu tiên thứ tự cho từng công việc, bạn sẽ luôn luôn biết những gì bạn đang làm và lý do tại sao bạn đang làm nó.
Từ đó, hiệu suất và năng suất công việc sẽ tăng lên đáng kể. Bạn sẽ không phải thắc mắc “Tại sao lại bị trễ tiến độ?”, “Tại sao việc gì cũng không xong?”.
“Thời gian là vàng bạc” Nếu muốn thể hiện mình trong mắt nhà tuyển dụng, đừng bao giờ sử dụng thời gian một cách lãng phí.
Kỹ năng lập kế hoạch
Kỹ năng lập kế hoạch giúp chúng ta chuẩn bị trước và định hướng cho các hoạt động tiếp theo trong cả công việc lẫn cuộc sống. Đây là một kỹ năng mềm được nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm ở các ứng viên. Kỹ năng lập kế hoạch giúp chúng ta tổ chức công việc một cách có hệ thống, bằng cách xác định mục tiêu, sắp xếp hàng ngày, tuần hoặc tháng và phân chia công việc thành các giai đoạn cụ thể, chúng ta có thể quản lý thời gian, nguồn lực và công việc một cách khoa học.
Kỹ năng lập kế hoạch đặc biệt còn giúp tiết kiệm thời gian và năng lượng bằng cách tránh lãng phí vào những việc không cần thiết, rèn luyện sự kỷ luật của bản thân, đồng thời linh hoạt trong việc thích ứng với thay đổi và tình huống bất ngờ.
Kỹ năng quản lý cảm xúc
Tuổi dậy thì là giai đoạn đánh dấu sự thay đổi tâm sinh lý vô cùng lớn. Các em thường có xu hướng nổi loạn, muốn thể hiện cá tính và cái tôi của bản thân nên dễ dẫn đến việc khó kiềm chế và có những hành động bồng bột thiếu suy nghĩ. Lúc này, vai trò của gia đình trở nên vô cùng quan trọng, đặc biệt là ba mẹ cần trở thành người bạn đồng hành để cùng con vượt qua giai đoạn này.
Việc rèn luyện kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc sẽ giúp các em nhận thức rõ được cảm xúc của mình trong từng tình huống cụ thể, đồng thời hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và người khác sẽ ra sao để từ đó có cách điều chỉnh, thể hiện sao cho hợp lý.
Đọc thêm: 9 phương pháp giáo dục Tiểu học hiệu quả giúp khai phá tài năng của trẻ
Cách rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm
- Đọc sách, tài liệu: Đọc sách và các tài liệu liên quan đến kỹ năng mềm là một cách hiệu quả để phát triển chúng, hãy học hỏi từ những kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp phát triển kỹ năng mềm từ những người có kinh nghiệm và thành công.
- Thực hành: Thực hành là cách nhanh nhất để nhuần nhuyễn về một thứ gì đó, đừng quá quan trọng hóa lý thuyết, mỗi người có một cách để phát triển kỹ năng khác nhau, do đó hãy áp dụng thật nhiều và tự rút ra bài học cho bản thân.
- Tìm người hướng dẫn/ đối tác: Tìm kiếm người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ năng mềm để học hỏi và lấy ý kiến. Hoặc có thể tìm một người bạn để cùng hợp tác thực hành và rèn luyện kỹ năng mềm.
- Tham gia các hoạt động xã hội: Tham gia các hoạt động xã hội như các câu lạc bộ, tổ chức tình nguyện hoặc các sự kiện để tìm kiếm cơ hội thực hành, học hỏi, rèn luyện các kỹ năng mềm.
- Học hỏi từ người khác: Hãy cởi mở và luôn sẵn lòng học hỏi từ người khác. Hãy cố gắng quan sát và học hỏi từ những người sở hữu kỹ năng mềm xuất sắc, thậm chí có thể xin họ lời khuyên để phát triển.
- Tự đánh giá và phát triển: Đặt ra mục tiêu và theo dõi sự tiến bộ của mình bằng cách lập kế hoạch và thực hiện theo quy trình nhất định mà bản thân cho là phù hợp để kiên trì rèn luyện, phát triển.
- Khóa học phù hợp: Tìm kiếm các khóa học hoặc chương trình đào tạo kỹ năng mềm để nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình. Các trường đại học, tổ chức phi chính phủ và các trung tâm đào tạo kỹ năng mềm có thể cung cấp các khóa học hữu ích này.
FSchool Bắc Ninh và bộ kỹ năng mềm thế kỷ 21
Với mục tiêu đào tạo và dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển toàn diện của từng cá nhân, ngay từ khi thành lập, FSchool Bắc Ninh triển khai Chương trình Phát triển cá nhân (PDP – Personal Development Program) với mong muốn mỗi học sinh sẽ là những cá nhân độc lập, thích nghi tốt với xã hội và có trách nhiệm với cộng đồng. Học sinh không chỉ biết duy nhất việc học văn hoá, mà còn có cuộc sống tinh thần phong phú, có thể chất, ý chí và đạo đức, thể hiện bản sắc riêng của học sinh FPT.
PDP trang bị cho học sinh hiểu biết về các vấn đề của thế kỷ 21 (môi trường, chính trị, văn hóa, quyền công dân, sức khỏe, hay nhận thức toàn cầu). Những kiến thức và kỹ năng về việc học hỏi và đổi mới để phát triển bản thân; về công nghệ, thông tin và truyền thông để phục vụ cho học tập và cuộc sống; về bản thân, làm việc nhóm và làm việc trong cộng đồng để thích nghi và hòa nhập.
Với hành trang này, học sinh có thể phát triển tối đa khả năng của bản thân, trang bị những kỹ năng sống, cũng như những kiến thức văn hóa, xã hội trong thời đại toàn cầu hóa. Quan trọng nhất, Chương trình PDP hướng đến việc vun đắp tâm hồn cũng như thẩm mỹ cuộc sống, khả năng thích ở môi trường đa văn hóa.
Tại cấp Tiểu học & Trung học cơ sở, bên cạnh các hoạt động dã ngoại định kỳ, FSchool Bắc Ninh thường xuyên tổ chức các sự kiện và hoạt động trong năm học như: Tuần định hướng vào tuần đầu tiên khi học sinh nhập học giúp các em làm quen với trường lớp; hoạt động Vui Trung thu, dã ngoại, Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Giáng sinh, Tết dân gian,… giúp học sinh nuôi dưỡng tâm hồn, làm giàu cảm xúc, cho các em nhiều cơ hội khám phá, học tập kiến thức, kỹ năng bên ngoài trường học.
Chương trình Phát triển cá nhân PDP tại cấp Trung học phổ thông cũng được xây dựng với nhiều hoạt động lý thú, hấp dẫn như:
Kỹ năng mềm
Nhà trường luôn ưu tiên việc phát triển các kỹ năng mềm trong quá trình học tập. Kỹ năng mềm PDP tại FSchool Bắc Ninh gồm nhiều môn học bổ ích như: Kỹ năng Học tập, Sức khoẻ và Giá trị sống, Nhận thức bản thân, Kỹ năng Thuyết trình, Kỹ năng Hợp tác và Làm việc nhóm, Tư duy phản biện, Tư duy sáng tạo, Quản lý cảm xúc, Đọc hiểu truyền thông…
Các môn học kỹ năng mềm được giảng dạy trên lớp như những môn học chính khoá với phương pháp triển khai đa dạng và phong phú: làm việc nhóm, đóng kịch, kể chuyện, trò chơi, dự án và trải nghiệm… gắn với nhiều chủ đề hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Kinh doanh (Business)
Một trong những yêu cầu của cuộc sống tự lập là học sinh cần tự quản lý tài chính, quản lý chi tiêu của bản thân sao cho hợp lí nhất, biết quý trọng và tiết kiệm tiền. Những điều đó sẽ được dạy trong môn Business – Kinh doanh.
Môn Business cung cấp cho học sinh những kiến thức nền tảng nhất về kinh doanh, tài chính, tiết kiệm, đầu tư. Nội dung các bài học phân cấp theo từng khối, chỉ học trong 2 năm lớp 10 và 11.
Từ lớp 10 sẽ học về các kiến thức chung tổng quan về kinh tế, tiếp cận với các khái niệm đơn giản, có cái nhìn sơ bộ về doanh nghiệp. Lớp 11 được học về tiết kiệm, đầu tư, cách quản lý tài chính và quản lý nợ cho chính mình.
Tại mỗi tiết học, các thầy cô sẽ đưa ra những hoạt động phù hợp để học sinh cảm thấy hứng thú và hiểu bài dễ dàng hơn, chẳng hạn như: tổ chức trò chơi, tìm hiểu doanh nghiệp, thuyết trình, lên ý tưởng kinh doanh, trò chơi mật mã truyền thông, nhìn hình đoán chữ, đuổi hình bắt chữ, tham khảo các khu vực bán hàng rồi nhận xét, truyền tin, vẽ poster, học bài tại siêu thị để tìm hiểu về các kênh phân phối sản phẩm…
Hoạt động phong trào và câu lạc bộ
Chương trình phát triển cá nhân còn thiết kế những câu lạc bộ như: Đá bóng, cờ vua, nhảy hiện đại, ca hát & vovinam. Thông qua hoạt động câu lạc bộ các em có thể kết bạn, rèn luyện và cải thiện các kỹ năng, năng khiếu của bản thân mình.
Ngoài ra các em được tham gia vào câu lạc bộ tình nguyện của trường tham gia vào các hoạt động ngoài giờ, hỗ trợ nhà trường trong một số công tác ngoài thời gian học trên lớp, điều này giúp học sinh Nhà F thấu hiểu và luôn biết giúp đỡ những người xung quanh mình.