9 phương pháp giáo dục Tiểu học hiệu quả giúp khai phá tài năng của trẻ
Phương pháp giáo dục tiểu học là gì?
Phương pháp giáo dục tiểu học là cách tiếp cận và áp dụng các kỹ thuật giáo dục nhằm giúp trẻ em từ 6 đến 11 tuổi phát triển và học tập tốt nhất có thể.
Ngày nay việc vận dụng phương pháp giáo dục tiểu học được rất nhiều trường học triển khai và mang lại hiệu quả cao. Nó tăng thêm sự hứng thú cũng như phát huy được tính tính cực, chủ động và tư duy của học sinh.
Mục tiêu của chương trình giáo dục tiểu học
Mục tiêu của chương trình giáo dục tiểu học đó là thúc đẩy sự phát triển toàn diện của học sinh. Về mặt học tập, chương trình giáo dục tiểu học được thiết kế để nhằm mục đích đảm bảo học sinh có thể tiếp thu và nắm chắc được kiến thức nền tảng thông qua các môn học như Toán học, tiếng Việt, Khoa học – Xã hội…
Ví dụ: Đối với môn học tiếng Việt, học sinh được học về các quy tắc viết, đọc hay phân tích câu. Đối với Toán học, học sinh sẽ được hướng dẫn các phép tính cơ bản từ đó áp dụng vào các vấn đề cuộc sống, thực tiễn…
Ngoài các môn học cơ bản ra thì chương trình giáo dục tiểu học cũng tập trung phát triển kỹ năng mềm cho học sinh như là kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề hay tư duy sáng tạo…Chương trình giáo dục ở tiểu học giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc phát triển tư duy logic và sáng tạo của học sinh.
Mục tiêu thứ hai của giáo dục tiểu học đó là đào tạo học sinh về mặt phẩm chất cá nhân và giá trị đạo đức. Học sinh cần được nuôi dưỡng, bồi dưỡng và phát triển lòng yêu nước, giữ gìn cũng như phát triển giá trị truyền thống, văn hóa của dân tộc. Đặc biệt, rèn luyện đức tính trung thực, sự tự tin, trách nhiệm và tình yêu thương cộng đồng xung quanh.
Có 3 trụ cột kiến thức trong chương trình giáo dục tiểu học giúp thúc đẩy sự phát triển toàn diện của học sinh bao gồm:
- Kiến thức về tự nhiên, văn hóa-xã hội: Để hình thành nhân cách và phát triển trí thông minh cho học sinh thì kiến thức về tự nhiên hay văn hóa , xã hội là vô cùng cần thiết. Ở bậc tiểu học, gia đình và nhà trường sẽ có nhiệm vụ giáo dục đúng cách và phù hợp để trẻ có thể phát triển trong môi trường tốt nhất.
- Ngoại ngữ: Học ngoại ngữ cũng vô cùng quan trọng bởi đây chính là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, mở ra rất nhiều cơ hội cho các bạn trẻ trong tương lai. Việc các em học sinh tiếp xúc với các loại ngôn ngữ càng sớm sẽ là cách để trẻ có thể tiếp thu và ghi nhớ lâu hơn.
- Kỹ năng sống: Trong thời đại hội nhập và phát triển như hiện nay thì kỹ năng sống lại càng quan trọng hơn cả. Nó sẽ giúp các bạn trẻ có thể định hình được bản thân từ rất sớm, hiểu được mục tiêu, mong muốn cũng như điểm mạnh, điểm yếu của mình ở đâu. Điều này sẽ giúp các em có được phương hướng chính xác và phù hợp nhất để bước vào ngưỡng cửa cuộc đời sau này.
09 phương pháp giáo dục đem lại hiệu quả cao nhất
Phương pháp tiếp cận lấy học sinh làm trung tâm
Nhiều phương pháp và chiến lược giảng dạy trong danh sách này được coi là lấy học sinh làm trung tâm. Nói một cách dễ hiểu, nó hướng sự tập trung vào học sinh hơn là chỉ tập trung vào giáo viên. Theo cách tiếp cận này, trẻ em có thể ngồi trong các nhóm nhỏ, đến các trung tâm và có thể tự do di chuyển trong lớp học. Trẻ em đóng một vai trò tích cực hơn trong việc học và thậm chí có thể giúp chọn các chủ đề mà chúng học.
Để tránh các vấn đề về hành vi, giáo viên phải đặt nhiều nền tảng trong các lớp học lấy học sinh làm trung tâm. Thông thường, nó liên quan đến việc khơi dậy tinh thần trách nhiệm ở học sinh. Ngoài ra, học sinh phải học động lực bên trong. Mặc dù đôi khi gặp khó khăn để đạt được, nhưng những phẩm chất của trách nhiệm và động lực nội tại cũng xây dựng sự tự tin và khơi dậy tình yêu học tập suốt đời ở học sinh.
Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm có thể khó để giáo viên nắm vững hoặc hoàn thiện. Tuy nhiên, kết quả có thể rất khả quan khi phương pháp này được sử dụng một cách hiệu quả.
Học tập dựa trên dự án
Phương pháp dạy học theo dự án phù hợp với chương trình lớp 1 là phương pháp dạy học ở tiểu học đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh. Thầy cô chia lớp học thành các nhóm, giao nhiệm vụ học tập và hỗ trợ học sinh tìm ra các giải pháp giải quyết nhiệm vụ đó. Dạy học theo dự án trong cấp tiểu học là tạo môi trường giúp trẻ phát triển kỹ năng, tạo hứng thú để các em cảm thấy việc học thú vị và ý nghĩa.
Các nhiệm vụ đưa ra đảm bảo có sự kết hợp giữa kiến thức lý thuyết, hoạt động thực hành và ứng dụng thực tiễn. Từ đó thúc đẩy tinh thần tự chủ, chủ động, tìm tòi, sáng tạo, học hỏi, mở rộng tư duy của học sinh. Phương pháp này khác hoàn toàn với phương pháp giáo dục truyền thống học theo kiểu truyền đạt kiến thức lý thuyết khô khan.
Học tập dựa trên câu hỏi
Điều gì sẽ xảy ra nếu học tập theo hướng câu hỏi? Đây chính xác là những gì học tập dựa trên câu hỏi. Trong cách tiếp cận này, giáo viên hướng dẫn học sinh phát triển tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề. Để học những kỹ năng này, giáo viên giúp học sinh suy nghĩ thông qua các quá trình của họ, dạy họ những cách tiếp cận khả thi và khuyến khích họ thử các phương pháp khác nhau. Học sinh được khuyến khích để thất bại như một phần của quá trình và sau đó cải thiện thành tích của họ trong các hoạt động tiếp theo.
Thay vì lặp lại các câu trả lời mà học sinh đã được dạy, học sinh học cách tự tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi. Vì vậy, sinh viên phát triển kỹ năng nghiên cứu mạnh mẽ. Ngoài ra, trẻ em học cách chọn câu hỏi để trả lời và những câu hỏi mà chúng có thể hỏi.
Học tập hợp tác
Như tên cho thấy, học tập hợp tác bao gồm rất nhiều công việc nhóm. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi sự cấu trúc và can thiệp rất nhiều từ phía giáo viên để việc học đạt hiệu quả cao nhất có thể. Một số chiến lược học tập hợp tác thường được sử dụng bao gồm “chia sẻ suy nghĩ theo cặp”, thảo luận trong các nhóm nhỏ hoặc các cặp cũng có thể hiệu quả. Trong mô hình ghép cặp, học sinh được chia thành các nhóm nhỏ và đọc hoặc tìm hiểu từ một góc độ nhất định. Sau đó, một thành viên nhóm từ mỗi nhóm thành lập các nhóm mới và họ mang hiểu biết của mình đến nhóm đó.
Về cơ bản, học tập hợp tác tin rằng các tương tác xã hội có thể cải thiện việc học . Ngoài ra, phương pháp này còn tái tạo các tình huống làm việc trong thế giới thực trong đó cần có sự cộng tác và hợp tác. Có bằng chứng tốt cho thấy phương pháp lấy học sinh làm trung tâm này là một chiến lược giảng dạy hiệu quả.
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực được đánh giá cao trong số các phương pháp dạy học ở tiểu học. Đây là phương pháp phát huy khả năng chủ động, sáng tạo và tính tích cực, phát triển năng lực cá nhân toàn diện của học sinh. Áp dụng phương pháp này giáo viên là người dẫn dắt đưa ra những gợi ý gợi mở để trẻ thảo luận và tự đưa ra kết luận.
Phương pháp dạy học tích cực mang đến nhiều lợi ích cho người học:
- Phát triển kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác một cách thường xuyên cho người học, cho trẻ thấy được sức mạnh của tập thể và tự tìm ra các khó khăn cần khắc phục. Các hoạt động sôi nổi, hứng khởi trong quá trình học tập làm tăng mức độ tương tác giữa các học sinh.
- Cải thiện tư duy phản biện, học sinh chủ động tiếp thu kiến thức.
- Nâng cao khả năng ghi nhớ, tiếp thu kiến thức và bài học, khơi nguồn tư duy sáng tạo của trẻ.
- Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề trên thực tế, đây là kỹ năng quan trọng và cần thiết trong suốt quá trình học tập và làm việc của trẻ sau này.
Giáo dục cá nhân hóa
Giáo dục cá nhân hóa đưa phương pháp lấy học sinh làm trung tâm lên một cấp độ mới, đáp ứng nhiều nhất có thể nhu cầu, điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt của mỗi người học. Thông qua hướng dẫn cá nhân, việc học được điều chỉnh cho phù hợp với học sinh.
Một hình thức học tập rất hiệu quả , giáo dục cá nhân hóa có thể đạt được kết quả học tập vượt trội. Một số ví dụ về cách tiếp cận này bao gồm phương pháp Montessori, phương pháp này cố gắng cho phép mỗi học sinh tuân theo sở thích riêng của họ và di chuyển theo tốc độ của riêng họ. Tuy nhiên, nhiều chương trình công nghệ cao khác cũng có thể đạt được kiểu học này. Cuối cùng, phương pháp giáo dục cá nhân hóa cũng có thể kết hợp học tập hợp tác để có sự kết hợp cân bằng giữa học tập xã hội và cá nhân hóa.
Giải quyết vấn đề
Nhóm được thành lập dựa theo phương pháp giải quyết vấn đề nhằm kích thích sự chủ động và tự lập giải quyết vấn đề của học sinh. Các giáo viên sẽ đặt ra các vấn đề nhận thức mà trong đó có sự mâu thuẫn giữa kiến thức đã biết và chưa biết, sau đó sẽ định hướng học sinh tự tìm cách giải quyết.
Sau đây là quy trình triển khai phương pháp giáo dục tiểu học giải quyết vấn đề cụ thể:
- Nắm rõ vấn đề hay tình huống cần phải giải quyết
- Tìm kiếm những thông tin liên quan đến tình huống, vấn đề
- Tổng hợp các biện pháp giải quyết
- Đưa ra các phân tích cũng như đánh giá về kết quả của các biện pháp
- Đối chiếu so sánh giữa những kết quả với nhau
- Lựa chọn phương pháp hiệu quả và tối ưu nhất
- Tiến hành thực hiện theo giải pháp đã chọn
- Tổng kết và nêu ra kinh nghiệm khi giải quyết những vấn đề, tình huống khác
Phương pháp tự khám phá
Khám phá là phương pháp dạy học ở tiểu học giúp học sinh chủ động tìm tòi, nghiên cứu, khám phá kiến thức mới. Từ đó tạo môi trường vui vẻ, năng động, giúp trẻ có ý thức tự giác trong học tập và thể hiện tinh thần chủ động.
Phương pháp tự khám phá giúp học sinh tương tác nhiều hơn, tạo nền tảng xây dựng tính tự học trong quá trình học tập. Phương pháp tự khám phá còn giúp trẻ đưa ra những ý kiến cá nhân độc đáo, mới lạ góp phần làm tăng hiệu quả của quá trình học tập.
Phương pháp thảo luận
Thảo luận là một trong các phương pháp dạy học trong chương trình giáo dục tiểu học phổ biến. Với phương pháp này giáo viên sẽ đưa ra cho học sinh câu hỏi hay nhiệm vụ nào đó vào yêu cầu phải trả lời trong thời gian nhất định.
Phương pháp thúc đẩy việc dạy và tiếp thu kiến thức nhanh, có sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên và người học. Từ đó tăng cường sự tham gia của học sinh vào bài học để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đối với mỗi câu hỏi hay vấn đề mà giáo viên đưa ra, học sinh sẽ có nhiều cách tư duy, liên tưởng kiến thức để mang lại nhiều câu trả lời thú vị. Bên cạnh đó phương pháp này góp phần làm không khí lớp học trở nên sôi động, lượng thông tin thu thập được sẽ phong phú hơn.
Một trong những ưu điểm đặc biệt của phương pháp dạy học ở tiểu học thảo luận là tổ chức đơn giản, thực hiện nhanh chóng. Giáo viên có thể thực hiện ở bất cứ hoàn cảnh nào, thực hiện khi thầy cô cảm thấy cần thiết và phù hợp. Học sinh được thoải mái đưa ra ý kiến của mình một cách ngắn gọn để tiết kiệm thời gian nhưng vẫn giúp nâng cao chất lượng bài giảng.
Nội dung bài viết trên đây là tổng hợp các phương pháp dạy học ở tiểu học giúp trẻ thông tin, tài giỏi có ý nghĩa trong công tác giảng dạy ở trường. Giáo viên căn cứ vào thực tế môn học, trường hợp cụ thể, khả năng, trình độ của trẻ để áp dụng phương pháp phù hợp. Bên cạnh đó phụ huynh hoàn toàn có thể tìm hiểu cách thực hiện của các phương pháp này để hướng dẫn trẻ học tại nhà. FSchool Bắc Ninh hy vọng đây sẽ là các giải pháp hiệu quả để giúp trẻ nâng cao năng lực học tập, khả năng tiếp thu, khả năng thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
Đọc thêm: Nhà F đã đưa mô hình “Lớp học đảo ngược” vào các tiết học như thế nào?