7 cach ren luyen tu duy phan bien

7 cách rèn luyện tư duy phản biện một cách hiệu quả

14/06/2024

Rèn luyện tư duy phản biện là kỹ năng có ý nghĩa lớn với quá trình học tập, nghiên cứu, trong công việc và cuộc sống. Đây chính là “chìa khóa” để chúng ta mở ra cánh cửa của kiến thức, kỹ năng, sự sáng tạo, góc nhìn mới để đi đến cánh cửa thành công.

Vậy đâu là phương pháp rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả trong khi không phải ai cũng thành thạo kỹ năng này? FPT School Bắc Ninh  khám phá 07 cách thực hiện hiệu quả nhất nhé. 

7 cach ren luyen tu duy phan bien1

07 cách giúp rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là quá trình tư duy chủ động bằng cách sử dụng khả năng đánh giá, phân tích, suy luận của bản thân để đưa ra nhận định, đánh giá hay phản đối một ý kiến, quan điểm, lập luận hay thông tin cụ thể. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng cần có để giúp chúng ta học tập tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn, giao tiếp tốt hơn mang lại sự thành công, thăng tiến. 

Trau dồi kiến thức bản thân

Để có thể rèn luyện tư duy phản biện tốt trước tiên bạn cần có điều quan trọng là tư duy. Để lập luận về 1 vấn để chúng ta cần phải có kiến thức, kỹ năng, cách nhìn khách quan và tổng quát nhất. Vì vậy, mỗi người cần phải đặt trọng tâm vào việc học tập, trau dồi kiến thức cho bản thân, đọc sách, rèn luyện khả năng quan sát, đánh giá. Nên hình thành cho mình thói quen đặt các câu hỏi Tại sao không? Tại sao? Có thể chọn cách khác không để củng cố dẫn chứng, lý lẽ và hình thành lối tư duy phản biện tốt hơn. 

Khi bạn am hiểu vấn đề, có kiến thức sâu rộng bạn sẽ trở nên tự tin với lập luận của mình. Có đủ kiến thức nền tảng, tổng quát, có sự biểu hiểu về vấn đề, quá trình phản biện sẽ trở nên trơn tru, thuyết phục. 

Luôn đặt câu hỏi và đưa ra giả định

Một trong những cách rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả khác không thể không nhắc đến là luôn đặt câu hỏi và đưa ra giả định. Việc làm này sẽ giúp tư duy phản biện được rõ ràng, chỉn chu. Hãy sử dụng các câu hỏi giả định để lật lại vấn đề, tìm hiểu những điều có thể liên quan đến vấn đề để đánh giá, tìm hiểu chi tiết và sâu sắc hơn. 

Các câu hỏi và giả định đưa ra về tính đúng sai của vấn đề và có thể liên quan đến đánh giá của bản thân. Đừng quên đặt thêm nhiều câu hỏi để giúp tư duy trở nên hoàn thiện hơn và từ đó đưa ra những đánh giá riêng. Khi lật lại vấn đề bạn sẽ xem xét chúng dưới nhiều khía cạnh để tìm hiểu nhiều ý tưởng mới, thậm chí phát hiện lỗ hổng trong những lập luận và suy nghĩ trước đây. 

Kết luận dựa trên dữ liệu thực tế

Trong quá trình rèn luyện tư duy phản biện, chúng ta hoàn toàn có thể gặp các ý kiến trái chiều, các lập luận phản bác. Tuy nhiên bạn đừng vội đưa ra kết luận mà hãy bình tĩnh phân tích vấn đề theo hướng thực tế để xem xét đúng sai. Dựa trên những điều đã được chứng minh trước đó để tự tìm hiểu cho mình những kiến thức riêng. 

Chú ý, cần tối kỵ việc kết luận vấn đề theo hướng cảm tính dẫn đến tư duy và kiến thức của bản thân bị sai lệch. Đồng thời nó còn khiến chúng ta mất dần đi sự tự tin. 

Áp dụng mô hình tư duy linh hoạt

Mô hình tư duy linh hoạt giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn, không bị giới hạn bởi những ý kiến cá nhân hay những hạn chế. Bạn có thể tham khảo và áp dụng một số mô hình tư duy như suy nghĩ đảo ngược, SWO, Six Thinking Hats… để rèn luyện tư duy phản biện. 

Các mô hình tư duy linh hoạt chính là “chìa khóa” để phát triển khả năng đối diện với khó khăn, thách thức. Từ đó bạn vươn lên mạnh mẽ trong công việc, học tập, trong cuộc sống để đạt được thành tự cao hơn, trở thành người thành công. 

>>>Đọc thêm: Tư Duy Phản Biện Critical Thinking Là Gì? 

Nâng cao kỹ năng giao tiếp

Nếu không có kỹ năng giao tiếp thì cho dù chúng ta có suy nghĩ thấu đáo đến đâu cũng không thể hiện được quan điểm cá nhân của mình. Bên cạnh đó bạn cũng không có khả năng phản biện để tranh luận với người khác nhằm mang lại kết quả như mong muốn. 

7 cach ren luyen tu duy phan bien2

Chính vì vậy bạn nên luyện tập khả năng giao tiếp khi rèn luyện tư duy phản biện để biết cách trình bày hết ý nghĩa của mình trong cuộc thảo luận, trao đổi với người đối diện. Đồng thời lắng nghe, thấu hiểu, tiếp thu và cảm thông cho người khác để đưa ra giải pháp hiệu quả sau cùng. Bạn cũng không nên bỏ qua việc rèn luyện ngoại ngữ bởi trong thời đại hội nhập quốc tế, giỏi ngoại ngữ giúp chúng ta tăng khả năng tư duy, mở rộng cơ hội tối ưu lợi thế cạnh tranh cho chính bản thân mình. 

Thực hành kỹ năng phân tích khi nhận thông tin

Để rèn luyện tư duy phản biện khi tiếp nhận thông tin hãy tập trung vào việc phân tích thông tin, đánh giá và đưa ra quyết định dựa trên các lập luận logic và các bằng chứng. Ngoài ra, muốn giải quyết vấn đề, bạn nên phân tích, đối chiếu các quan điểm khác nhau, đưa ra các câu hỏi để cải thiện, phát triển kỹ năng tư duy một cách nhanh chóng.  

Đánh giá mọi việc một cách khách quan

Đánh giá mọi việc một cách khách quan là điều kiện cần có đối với người có khả năng tư duy phản biện. Thay vì suy nghĩ mọi việc theo hướng cá nhân, đặt nặng cái tôi theo hướng cảm tính, không tập trung vào một quan điểm duy nhất, bạn hãy mở rộng góc nhìn để mở rộng vấn đề, phân tích và giải quyết triệt để. 

Xây dựng tầm nhìn khách quan cho mình là cách rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả, giúp bạn tham gia các cuộc tranh luận, phản biện mà không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, chi phối bởi ý kiến chủ quan hoặc định kiến cá nhân. Hãy lắng nghe quan điểm, ý kiến của người khác ngay cả trong trường hợp trái ngược hay khác biệt với quan điểm của bạn. Từ đó vấn đề sẽ được xem xét một cách logic, sáng tạo và hạn chế các rào cản trong phản biện.