Tự lập là gì? 04 cách xây dựng và rèn luyện tính tự lập cho học sinh.

08/11/2024

Tự lập là một kỹ năng quan trọng giúp học sinh chủ động, độc lập quản lý cuộc sống của mình. Nếu được rèn luyện và thực hành tốt tính tự lập không chỉ giúp các em tiến bộ trong học tập mà còn rèn thói quen tự chịu trách nhiệm với mọi việc và chuẩn bị tốt cho cuộc sống tương lai. 

Vậy tự lập là gì? Cách thức nào để xây dựng và rèn luyện tính tự lập cho học sinh hiệu quả, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.

 Tự lập là gì?

Tự lập là khả năng tự quản lý cuộc sống, tự mình giải quyết các vấn đề và không phụ thuộc vào người khác. Đối với học sinh, tự lập chính là việc các em quản lý thời gian, tự chăm sóc bản thân, ra quyết định và chịu trách nhiệm về những hành động của mình.

Một ví dụ nhỏ về tự lập: Thay vì chờ đợi người khác nhắc nhở thì học sinh tự lập sẽ chủ động lên kế hoạch học tập, sắp xếp thời gian học bài khoa học và tự chịu trách nhiệm về những hành động của mình, không đổ lỗi và trốn tránh.

Tầm quan trọng của việc rèn luyện tính tự lập?

Giúp học sinh phát triển sự tự tin

Tính tự lập giúp học sinh phát triển sự tự tin vì hơn ai hết các em tin và hiểu rõ khả năng của mình, sẵn sàng thực hiện các công việc và vượt qua thử thách mà không cần sự giúp đỡ quá nhiều từ người lớn.

Tự lập khiến các em biết cách tự chăm sóc bản thân, quản lý thời gian, và giải quyết vấn đề, từ đó trở nên độc lập hơn trong cuộc sống hàng ngày. Khả năng tự sẽ giúp các em có được sự tự chủ để chuẩn bị cho chúng một nền tảng vững chắc đối mặt với những thử thách trong tương lai.

Cải thiện kết quả học tập

Học sinh tự tin thường đạt kết quả học tập tốt hơn vì biết sắp xếp và lên kế hoạch học tập cho mình. Ngoài ra các em có sự tự tin và chủ động nên sẽ hiểu và cố gắng trong học tập. Việc tự tin còn giúp các em có khả năng giao tiếp và không sợ đám đông tăng cơ hội trau dồi và có môi trường phát triển toàn diện cho mình.

 Phát triển kỹ năng xã hội

Sự tự lập giúp học sinh phát triển kỹ năng xã hội của các em. Các em có sự tự tin sẽ dễ dàng giao tiếp, kết bạn và tham gia vào các hoạt động nhóm. Không sợ bị từ chối hay bị phán xét, từ đó mở rộng mối quan hệ và học hỏi từ người khác.

Kỹ năng xã hội tốt giúp các em xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, hỗ trợ lẫn nhau và tạo nền tảng cho sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp sau này.

Tăng cường khả năng giải quyết vấn đề

Học sinh được rèn luyện tính tự lập thường có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn. Khi đối mặt với các tình huống khó khăn, chúng không bị áp lực mà bình tĩnh tìm kiếm giải pháp.

Sự tự tin giúp các em tin rằng mọi vấn đề đều có thể giải quyết được và bản thân đủ khả năng để làm điều đó. Khả năng này không chỉ giúp các em vượt qua khó khăn hiện tại mà còn chuẩn bị cho các em cách đối mặt với những thách thức phức tạp hơn trong tương lai.

Cách giúp xây dựng và rèn luyện tính tự lập cho com

Để hình thành thói quen cho học sinh  không khó, nhưng cũng không hề dễ dàng, Đó là lý do vì sao phải “uốn cây từ thuở còn non”. Khi các em được giáo dục từ sớm để biết cách tự lập, sẽ dễ dàng thích nghi với nhiều điều kiện và thành công hơn trong cuộc sống mai sau.

Tự lập

Để phát triển kỹ năng này, các cha mẹ chính là những tấm gương quan trọng để hướng dẫn và chỉ bảo con trước khi có sự can thiệp từ nhà trường.

Dưới đây là 4 cách giúp phụ huynh có thể xây dựng sự tự lập cho con trong học tập và cả trong sinh hoạt hằng ngày.

Giao nhiệm vụ cho con mỗi ngày 

Tự lập không tự nhiên mà trở thành tính cách của con người, mỗi bạn học sinh cần được rèn luyện và tạo thói quen hàng ngày. Ngay từ nhỏ bố mẹ nên bắt đầu giúp con hình thành tính cách bằng việc giao cho con những công việc phù hợp với độ tuổi như: Tự ăn, từ chăm sóc bản thân, sắp xếp giày dép hay gấp quần áo, lớn hơn thì giao cho con những công việc mang tính phức tạp tăng dần.

Tất cả những điều này không chỉ giúp các bạn học cách quản lý công việc cá nhân mà còn giúp các em hiểu rõ trách nhiệm của mình trong gia đình.

Không giúp con giải quyết vấn đề của mình

Phụ huynh không nên giải quyết mọi vấn đề cho con mà thay vào đó, hãy để con tự tìm ra cách giải quyết. Khi con gặp khó khăn hoặc thách thức, thay vì can thiệp ngay lập tức, phụ huynh nên lắng nghe và đặt những câu hỏi gợi mở để con tự suy nghĩ và tìm ra giải pháp.

Ví dụ, khi con gặp khó khăn trong việc làm bài tập, hãy hỏi: “Con đã thử cách nào để giải bài này?” hoặc “Con nghĩ bước tiếp theo nên làm gì?”. Việc này giúp các em rèn luyện kỹ năng tư duy, khả năng tự giải quyết vấn đề và tạo ra một tinh thần độc lập, tự tin vào năng lực của mình. Hơn nữa, trẻ sẽ học được rằng không phải lúc nào cũng có người sẵn sàng giúp đỡ, và việc tự lập là cần thiết để vượt qua các thử thách trong cuộc sống.

Khuyến khích con đưa ra quyết định cá nhân

Các bậc cha mẹ thường có xu hướng thích kiểm soát con mà quên rằng con sẽ muốn dựa dẫm, thiếu tự tin và lười học hỏi nếu cha mẹ luôn là người đưa ra quyết định thay con. Vì thế, hãy cho con cơ hội được tự quyết định trong một số việc cá nhân trong khả năng của mình, như chọn quần áo, lên kế hoạch cho cuối tuần hoặc chọn món ăn yêu thích. Ở những độ tuổi lớn hơn, con được quyền lựa chọn sở thích, phong cách hay nghề nghiệp yêu thích của bản thân.

Tự lập

Cha mẹ có thể là người đồng hành và cố vấn để hướng con theo đúng với mục tiêu mà cả gia đình đã cùng nhau đồng thuận, ví dụ như kế hoạch học tập, con đường tương lai, dự định cá nhân,…

Việc này giúp các bạn cảm thấy mình có quyền kiểm soát và có giá trị, từ đó có trách nhiệm với các quyết định của bản thân. Đồng thời, đây cũng là giải pháp giúp các em học cách đưa ra quyết định hợp lý và chấp nhận hậu quả từ quyết định đó.

Dành lời khen cho sự cố gắng của con

Một phương pháp hiệu quả mà phụ huynh Nhật Bản thường sử dụng để dạy con theo cách tự lập là dành lời khen ngợi cho những nỗ lực và cố gắng của các bạn. Thay vì chỉ tập trung vào kết quả, việc khuyến khích và khen ngợi quá trình nỗ lực cũng giúp xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng.

Khi nhận được sự ghi nhận cho những cố gắng của mình, các em sẽ cảm thấy động lực để tiếp tục nỗ lực và tự lập hơn trong các hoạt động hàng ngày. Ví dụ, khi trẻ cố gắng hoàn thành bài tập hoặc giúp đỡ việc nhà, phụ huynh nên khen ngợi như: “Con đã rất chăm chỉ và nỗ lực, bố mẹ rất tự hào về con.” Sự công nhận này không chỉ giúp trẻ cảm thấy tự hào về bản thân mà còn khuyến khích tinh thần tự giác và trách nhiệm trong mọi việc, từ đó xây dựng nền tảng cho sự tự lập vững chắc.

FSchool Bắc Ninh rèn luyện tính tự lập cho học sinh tại trường như thế nào?

Tự lập là đức tính cần được duy trì và phát huy ở mọi lúc mọi nơi, không chỉ khi ở nhà mà tại trường học các em cũng cần được rèn luyện tính tự lập. Với phương châm giáo dục bền vững vì sự phát triển toàn diện của học sinh, FPT School Bắc Ninh đưa tự lập vào trong những mục tiêu then chốt để đào tạo học sinh.

Tất cả học sinh của FPT School Bắc Ninh đều học và ăn bán trú tại trường. Vì vậy, ngoài thời gian học thì tất cả các hoạt động khác thầy cô đều rèn luyện cho các em chủ động thực hiện, tự chăm sóc bản thân khi không có bố mẹ bên cạnh. Hầu hết các em sẽ học được kỹ năng thích nghi để hòa nhập được với môi trường mới.

Tự lập

Các bạn được khuyến khích đưa ra quan điểm cá nhân của mình, Nhà trường luôn ghi nhận những đóng góp và góp ý của các bạn học sinh tại trường và trên các nhóm và mạng xã hội. Tất cả các ý kiến của các em được nhà trường giải đáp và tiếp nhận. Điều đó giúp các em tự tin đưa ra ý kiến và đóng góp cho môi trường xung quanh mình.

Trường đã gửi rất nhiều thư khen ngợi dành cho các bạn học sinh khi các em có hành động, nghĩa cử cao đẹp đều đó tạo động lực và sự lan tỏa để tất cả học sinh trong trường đều noi theo và học tập. 

Có thể nói FPT Schools Bắc Ninh là ngôi trường giúp các em rèn luyện tính tự lập cao. Từ đó các em trở thành người được trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết để trở nên toàn diện và thích nghi tốt với mọi sự thay đổi của xã hội.